Cùng điểm lại một vài câu hỏi tưởng chừng như ai cũng biết - nhưng chưa ai lý giải được dưới đây.
1. Giấc mơ là gì?
Tất cả chúng ta đều mơ, nó dường như là một hoạt động tự nhiên của não bộ trong lúc chúng ta ngủ. Tuy nhiên, nếu bạn hỏi thật ra giấc mơ là gì và tại sao chúng ta lại mơ mỗi khi ngủ - thật đáng buồn là khoa học vẫn chưa giải thích một cách thấu đáo được.
Một số người cho rằng, đó chỉ là những hình ảnh ngẫu nhiên do sự nghỉ ngơi của não. Nhưng một vài người khác lại tin, đó là những gì chúng ta không muốn nghĩ về nó trong ngày như là vấn đề tình dục chẳng hạn…
Dù sao đi nữa, cuộc tranh luận vẫn chưa có hồi kết và định nghĩa về giấc mơ vẫn còn là một bí ẩn.
2. Tại sao chúng ta giật mình trong mơ?
Đã bao giờ bạn đang lơ mơ ngủ thì có cảm giác bị ngã và giật mình tỉnh giấc? Cảm giác này cũng giống như khi bạn nghiêng chiếc ghế đến mức bạn cảm nhận được bạn đang rơi. Khoa học hiện vẫn chưa có lời giải thích nào thật sự thỏa đáng cho cảm giác này.
Theo một số lý thuyết, đây có thể là cơ chế giúp bạn có thể ngủ trên cành cây hay những mô đất cao mà không sợ bị ngã. Nhưng nghe có vẻ không hợp lý vì con người hầu như chẳng bao giờ ngủ trên cây. Môt số giả thuyết khác cho rằng, đó là một cơ chế làm chậm quá trình khiến chúng ta rơi vào giấc ngủ.
3. Làm sao bộ não có thể lưu trữ ký ức?
Chúng ta không hề hiểu các bộ phận của não có liên quan như thế nào đến việc lưu trữ và tái tạo ký ức, mặc dù chúng ta biết rất nhiều khu vực của não bộ có liên quan đến quá trình này.
Chúng ta chỉ chắc chắn một điều là có sự kết nối giữa các nơ-ron thần kinh. Khi thấy một vật gợi nhớ, nhiều bộ phận của não sẽ cùng tương tác với nhau làm chúng ta nhớ ra. Những thứ còn lại - vẫn còn là ẩn số.
4. Tại sao mèo kêu grừ grừ?
Chúng ta biết mèo thường kêu grừ grừ khi chúng cảm thấy hạnh phúc, nhưng vấn đề là làm sao chúng có thể kêu như thế?
Mặc dù rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện, giả thuyết cho rằng mèo làm điều đó bằng việc rung thanh quản tuy nhiên vẫn chưa có bằng chứng xác thực nào về mặt giải phẫu để chứng minh điều này.
5. Tại sao hươu cao cổ có cái cổ dài?
Nhiều nhà khoa học cho rằng, chiếc cổ dài của hươu cao cổ giúp chúng sống sót và có nhiều lợi thế hơn các loài cổ ngắn. Nhưng điều đó không thật sự đúng.
Cổ dài hơn không mang lại lợi lộc gì cho chúng ngoài việc có thể ăn được lá cây ở trên cao. Một số nghiên cứu cho rằng, chiếc cổ dài nặng nề còn gây khó khăn cho chúng khi giao phối. Vậy thì tại sao hươu cao cổ lại có cái cổ dài ? Đó vẫn còn là một câu hỏi làm đau đầu giới khoa học.
6. Chim di cư như thế nào?
Chúng ta biết rằng các loài chim di cư hàng trăm cây số để đẻ trứng hoặc thoát khỏi mùa đông khắc nghiệt. Nhưng điều chúng ta không biết là chúng làm điều đó như thế nào?
Một ví dụ điển hình: Chim cúc cu di cư và đẻ trứng vào tổ chim khác, sau đó bay đi và xây tổ cho riêng mình. Khi chim non lớn lên, bằng cách nào đó chúng tìm về được chính xác nơi tổ tiên chúng đã từng ở mà không cần bất cứ sự trợ giúp nào.
Các nhà khoa học tin rằng, các loài chim có thể sử dụng những loại la bàn sinh học đặc biệt, tuy nhiên la bàn chỉ giúp định hướng chứ không thể giúp tìm ra một vị trí chính xác được.
7. Điều gì tạo nên lực hấp dẫn?
Hơn 350 năm trước đây, Newton đã nghiên cứu về lực hấp dẫn. Nhưng bản chất của lực hấp dẫn là gì đến nay vẫn chưa có câu trả lời. Chúng ta đã hiểu bản chất của 3 trong 4 lực cơ bản của vũ trụ… trừ lực hấp dẫn.
Có giả thiết cho rằng, nó được tạo ra bởi các hạt Graviton nhưng nhân loại có lẽ vẫn còn lâu lắm mới chứng minh được sự hiện diện của chúng.
8. Chính xác thì nam châm hoạt động như thế nào?
Từ trường là một hiện tượng không xa lạ trong vũ trụ của chúng ta. Nhưng nhiều điều về nó vẫn chưa giải thích được. Ví dụ như, tại sao một nam châm có thể tạo ra từ trường đủ mạnh để di chuyển các vật từ xa và khi làm điều đó, làm sao chúng có thể chia tách thành 2 cực riêng biệt là Nam - Bắc ?
Cho tới ngày nay, bản chất của môi trường đặc biệt sinh ra quanh các điện tích hay các nam châm mà chúng ta vẫn gọi là “từ trường” vẫn còn là bí ẩn.