"SINH TRẮC HỌC DẤU VÂN TAY ” KHÁM PHÁM NĂNG LỰC CỐT LÕI CỦA BẢN THÂN - PHÂN TÍCH TÂM LÝ - ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP - ĐẦU TƯ GIÁO DỤC - QUẢN TRỊ NHÂN SỰ"

  • Những nhận thức sai về não bộ

    Những nhận thức sai về não bộ

    Không ít người tin rằng người có kích thước não càng lớn thì càng thông minh, tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu, đây là một trong những nhận thức sai phổ biến nhất của con người về bộ não. Để chứng minh, các nhà khoa học lấy ví dụ một số trường hợp liên quan đến một số loài động vật khác nhau. Ví dụ, côn trùng có kích thước não bộ nhỏ nhưng được chứng minh là rất thông minh, thậm chí là hơn cả những loài động vật lớn. Não của cá voi trung bình nặng khoảng 9 kg, tuy nhiên không thể so sánh trí thông minh của chúng với một loài khác có não bộ chỉ nặng 1 kg.

    Xem thêm
  • NÃO CỦA THIÊN TÀI VÀ KẺ ĐẦN ĐỘN GIỐNG NHAU 95%

    NÃO CỦA THIÊN TÀI VÀ KẺ ĐẦN ĐỘN GIỐNG NHAU 95%

    Mặc dù từ tính cách, sự sáng tạo và khả năng trí tuệ của các thiên tài và kẻ đần độn khác nhau như hai thái cực nhưng thực ra não của họ khác nhau chưa đến 5%.

    Xem thêm
  • Cha Mẹ Có Thực Sự Hiểu Con Cái?

    Cha Mẹ Có Thực Sự Hiểu Con Cái?

    Với những kiến thức về Sinh Trắc Học Dấu Vân Tay cha mẹ sẽ thấu hiểu con mình hơn, định hướng con phát triển tốt nhất.

    Xem thêm
  • [Sinh Trắc Học Dấu Vân Tay] - Khám Phá Tài Năng Bản Thân – Phát hiện tài năng bẩm sinh

    [Sinh Trắc Học Dấu Vân Tay] - Khám Phá Tài Năng Bản Thân – Phát hiện tài năng bẩm sinh

    Việc khó nhất để đưa bạn đến thành công trong tương lại chính là bạn phải hiểu bản thân mình ở hiện tại. Bạn cần phải hiểu mình đang sống ở hoàn cảnh nào, thế mạnh bản thân mình là gì, mình nên làm gì để đạt được thành công trong tương lai, đừng sai lầm mà dành toàn bộ thời gian của mình vào những công việc không đem lại hạnh phúc cho bạn. Thay vào đó bạn nên dùng một phần thời gian của mình để khám phá chính bản thân mình, phát huy tối đa điểm mạnh và hạn chế điểm yếu trong con người bạn, có vậy tương lại bạn mới có thể thành công được.

    Xem thêm
  • Não của trẻ 3 tháng tuổi cũng phức tạp như não người lớn?

    Não của trẻ 3 tháng tuổi cũng phức tạp như não người lớn?

    Tuy chưa thể nói được, nhưng trẻ sơ sinh ba tháng tuổi đã có não bộ được tổ chức để phát triển ngôn ngữ. Nhờ kỹ thuật chụp ảnh cộng hưởng từ, các nhà nghiên cứu Pháp đã phát hiện ở não bộ trẻ sơ sinh những cơ chế phức tạp tương tự như ở người lớn.

    Xem thêm
  • Tại sao ở nhiệt độ lạnh con người lại thông minh hơn?

    Tại sao ở nhiệt độ lạnh con người lại thông minh hơn?

    Câu chuyện con người thông minh nhất khi ở nhiệt độ 22 độ C không đơn giản ở chỗ nhiệt độ lạnh giúp con người bình tĩnh suy nghĩ mà còn bắt nguồn sâu xa từ chính sự tác động của nhiệt độ tới quá trình cung cấp năng lượng cho hoạt động bên trong của não bộ.

    Xem thêm
  • Lợi ích của bài phân tích dấu vân tay

    Lợi ích của bài phân tích dấu vân tay

    Cha mẹ là người sinh thành và dưỡng dục con cái nên là người hiểu về con em mình hơn ai hết. Tuy nhiên, cần bao nhiêu thời gian để bạn có thể phát hiện được tố chất bẩm sinh của trẻ? Ngay hôm nay, 10 năm sau hay lâu hơn nữa?

    Xem thêm
  • Vân tay học và các chủng vân tay đặc trưng

    Vân tay học và các chủng vân tay đặc trưng

    Chủng vân tay được chia làm 3 nhóm chính WHORL / LOOP / ARCH. Trong mỗi nhóm bao gồm nhiều loại vân khác nhau. Mỗi chủng vân tay ẩn chứa bên trong nó những thông điệp liên quan đến Tài năng tiềm ẩn và tính cách bẩm sinh của từng cá nhân.

    Xem thêm
  • Albert Einstein – Sự thật nằm sau bộ não của thiên tài

    Albert Einstein – Sự thật nằm sau bộ não của thiên tài

    Albert Einstein – Sự thật nằm sau bộ não của thiên tài

    Xem thêm
  • Các kiểu vân tay chiếm đa số

    Các kiểu vân tay chiếm đa số

    Các kiểu vân tay chiếm đa số

    Xem thêm

Tin tức

Phương pháp ghi nhớ lâu và bền vững

1. Học cách “lập dàn bài”
 
Lập dàn bài tưởng như chỉ dành cho tập làm văn, nhưng nếu áp dụng được phương pháp này vào quá trình học tập, ghi chép,... sẽ giúp bạn nhớ nhanh và lâu hơn. Vậy cách thức và phương thức ghi cụ thể như thế nào?
 
Trước tiên bạn phải đọc toàn bài môn bạn đang học để hiểu được yêu cầu và nội dung chính của bài. Vì chỉ có hiểu sơ bộ bài, bạn mới lập được dàn bài. Sau đó, chia nội dung toàn bài thành 3 phần chính. Lưu ý là 3 phần, vì đó là cách chia hợp lý và khoa học nhất, vì nếu chia thành 1 hay 2 phần thì quá ít, còn nhiều hơn 3 thì lại khiến bài học thêm rối. 
 
Trong 3 mục lớn đó lại chia thành những phần nhỏ, phần nào cũng có những tiêu đề riêng và trong mỗi phần đều có những yêu cầu quan trọng của nó. Bạn nên ghi nhận cụ thể các phần quan trọng ấy trong mỗi phần của dàn bài, có thể gạch dưới hoặc viết đậm để dễ nhớ.
 
Một dàn bài chi tiết sẽ là điều kiện giúp bạn dễ dàng việc học bài sau đó.
 
2. Hệ thống lại bài bằng cách “hồi tưởng”
 
Khi bạn đã có một dàn bài chi tiết và hợp lí hãy nhìn thật kĩ vào dàn bài đó và cố gắng “chụp ảnh” dàn bài đó vào trong não. Quá trình “chụp ảnh” chính là quá trình bạn cố gắng ghi nhớ cấu trúc của bài học thông qua dàn bài đã lập.
 
Sau đó hãy tập trung (có thể là nhắm mắt lại) hồi tưởng lại những gì mình đã nhìn thấy, hồi tưởng từng phần một của dàn bài, chỗ nào quên bạn dừng lại, lật dàn bài ra xem lại. Bạn cứ tiếp tục hồi tưởng sang phần khác và đừng quên các phần quan trọng đáng ghi nhớ, đừng bỏ sót một chi tiết nào. 
 
Lần lượt như vậy cho đến hết toàn bài. Chỗ nào quên, mở dàn bài xem lại, ghi ra giấy hoặc đánh dấu những phần đó. Bạn tìm ý những chỗ quên sót để rồi học lại cho nhuần nhuyễn. sau đó, bạn hệ thống lại bài và đặt thành câu hỏi rồi tự giải quyết trong óc câu hỏi ấy. Bạn xem lại việc trả lời có thông suốt phân minh chưa. Nếu chỗ nào vướng mắc lật dàn bài ra xem.
 
Thực hiện việc “hồi tưởng” nhiều lần sẽ giúp bạn nhớ nhanh và lâu hơn rất nhiều việc cứ ngồi “học vẹt” và “đọc kinh” cho thuộc lòng.
 
Luôn đặt cho mình những câu hỏi: “Mình có thể trả lời gãy gọn các câu hỏi đặt ra chưa?”, “Mình đã thông suốt từng phần cũng như toàn bài chưa?”, “Mình đã nắm vững trọng tâm hay chưa?”,...
 
3. Ghi chép hiệu quả
 
 
Ghi chép hiệu quả nghĩa là chúng ta có thể sử dụng những điều đã ghi bất cứ lúc nào (tất nhiên là trừ trong phòng thi) một cách linh hoạt nhất. Để làm được điều đó, bạn nên ghi chép bất kì đâu có thể. Ngoài vở ghi, bạn có thể ghi giấy nhớ, ghi vào điện thoại, máy tính bảng,… bất kì đâu để khi cần nhẩm lại, nếu quên bạn có thể mở ra xem ngay lập tức mà không phải làm cái việc mà ai cũng lười đó là căng mắt tìm kiếm trong đống vở ghi.
 
Nhưng quan trọng là ghi như thế nào?
 
Đầu tiên, ghi những điểm chính yếu nhất, còn điều quan trọng là bạn phải học thuộc. Ví dụ: trong toán học thì những công thức, dịnh lí,… trong ngoại ngữ là các thì, các mệnh đề, các từ khó,…Việc tóm tắt các phần quan trọng, giúp bạn hệ thống bài học bằng trí nhớ và một cách hoàn hảo mà không cần mở sách.
 
Thứ hai, tránh ghi rườm rà, dư thừa, vừa mất thời gian vô ích mà lại phí sức. Nói chung làm thế nào để bạn có thể tổng hợp các phương pháp (nhẩm nhớ - ghi chép - và lập dàn bài) sao cho tạo được điều kiện để bạn đọc bài mau thuộc đó là điều quan trọng nhất.
 
Cuối cùng là sử dụng các phương pháp ấy thật hài hòa và kết hợp chặt chẽ để việc học tập của bạn có kết quả mỹ mãn theo ý muốn. Không nhất thiết phải áp dụng tất cả các phương pháp mà tùy khả năng vận dụng cho phù hợp. 
 

Theo

 Hiến Nguyễn / MASK Online